Warning (2): mysql_connect() [function.mysql-connect]: Headers and client library minor version mismatch. Headers:101108 Library:100505 [CORE/cake/libs/model/datasources/dbo/dbo_mysql.php, line 561]

CÁCH PHÂN BIỆT BILL GỐC VÀ COPPY

 

Cách phân Biệt Bill Gốc và Coppy

 

 

Căn cứ vào tính chất pháp lý về sở hữu hàng hoá thì vận đơn được chia thành 2 loại đó là : Vận đơn gốc "Original B/L" và bản sao B/L "Copy B/L". Nói đến đây có lẽ mọi người cho rằng không việc gì phải bàn về nó nữa vì quá đơn giản ai mà chẳng biết thế nào là bản gốc và thế nào là bản sao, tuy nhiên trong thực tế thì các sử dụng cũng như nhận biết đâu là bản gốc và đâu là bản copy lại có nhiều điểm khác biệt và điều này dẫn đến nhiều sai sót không đáng có trong quá trình thực hiện công việc có liên quan đến vận đơn. 

1. Vận đơn gốc (Original B/L) : 

- Phải là bản có chữ ký bằng tay (manually signed), nó theo cách dân dã là phải ký "sống" lên vận đơn và đây cũng là điều quan trong nhất để phân biết đó là vận đơn gốc hay không, mọi vận đơn có đóng đấu hay có chữ Original mà không có chữ ký bằng tay lên trên vận đơn đều không được coi là vận đơn gốc.

- Các bản sao, chụp (photocopy), in, đánh máy mà được ký bằng tay thì cũng được coi là vận đơn gốc 

- Vận đơn được in hoặc in sẵn hoặc đóng dấu chữ "Original" lên mặt trước của vận đơn.

- Mặt sau vận đơn báo giờ cũng có in các điều kiện và các điều khoản của vận đơn.

- Thông thường thì người ta phát hành 1 bộ vận đơn bao gồm 03 bản Original (có thể là 02 hoặc nhiều hơn 03 bản) giống nhau cả về hình thức lẫn nội dung nhưng cũng có nhiều hãng tàu, forwarder muốn phân biệt một cách rõ ràng hơn học có thể in vào vận đơn các chữ như " First Original", "Second Original" và " Third Original", trong khi đó một số hãng khác thì lại điền là " Original ", " Duplicate " và sau đó là "Triplicate" tương tự với tiếng Việt là " Vận đơn bản gốc 1". "Vận đơn bảng gốc 2" và cuối cùng là "Vận đơn bảng gốc 3" và tất cả đều có giá trị pháp lý như nhau.

2. Vận đơn bản sao (Copy B/L) :
- Các vận đơn có thể là các bản in, bản đánh máy, bản photo,... mà không được ký bằng tay thì đều được coi là bản copy.

- Thông thường thì bản copy thường sẽ được in sẵn hoặc in thêm vào hoặc đóng dấu chữ "Copy" lên mặt trước của vận đơn. Để cẩn thận hơn, trên một số vận đơn được in thêm dòng chữ " Non- negotiable"

- Vận đơn bản sao chỉ in một mặt, mặt sau của vận đơn bỏ trống.

3. Cách nhận biết bản gốc và bản sao :

Do mắt trước của 2 loại vận đơn là giống nhau và chúng ta thường phân biệt đâu là bản gốc và đâu là bản sao qua 2 chữ "Original" và "Copy" tuy nhiên đôii khi chỉ dựa và 2 chữ này mà không để ý đến các dấu hiệu khác trên vận đơn đẫn đến sai lầm và chịu nhiều rùi ro vì vậy ta có thể xem xét thêm một số chứng cứ để khẳng định đó là vận đơn đơn gốc hay không 

- Nếu có chữ Original mà không có chữ ký bằng tay thì coi như là không có giá trị, ngoài ra kiểm tra xem phía mặt sau của vận đơn có in các điều kiệm và điều khoản không, vì vận đơn copy sẽ không in (nhưng đôi khi vận đơn nào đó được in thì cũng không sao vì có in mà là copy thì cũng vô giá trị) nhưng là vận đơn gốc thì nhất thiết phải có.

- Một bản photocopy, bản sao, bảnh in, bản đánh máy có thể trở thành bản gốc bất cứ lúc nào nếu nó được người có thẩm quyền ký bằng tay lên đó, còn đấu "Original" thì ai đóng lên đó chẳng được. Với trường hợp này thì các bạn phải rất cẩn thận và kiểm tra tính xác thực trước khi giao hàng.